Đoàn Thị Thu Thủy – Cô Ba xứ Quảng có máu liều
15 năm sau khi rời quê, dắt theo con gái cùng tài sản là một chiếc xà lan và 10 triệu đồng, Đoàn Thị Thu Thủy đã trở thành đại gia của chính mình.
Năm 29 tuổi, Đoàn Thị Thu Thủy vay mượn khắp nơi để có số vốn nhỏ đóng xà lan chở hàng. Không biết hình dáng xà lan thế nào, chị gọi cho 1080 hỏi thăm có nơi nào đóng xà lan và tìm được một xưởng đóng tàu uy tín. Từ khi bắt đầu làm xà lan chở gạo xuất khẩu, chị Thủy lên Sài Gòn nhiều hơn. Nhiều đêm trăn trở, chị quyết định thay đổi cuộc đời vì không chấp nhận một cuộc sống tẻ nhạt, trói buộc đời mình vào miền quê yên tĩnh.
Phải là đại gia của chính mình
Khi từ miền tây lên Sài Gòn lập nghiệp năm 30 tuổi, chị Đoàn Thị Thu Thủy từng có nhiều đàn ông theo đuổi nhưng chị đã nói không. “Tôi không phải là hoa hậu, lại còn có một đứa con, nên tôi phải là đại gia của chính mình chứ không thể dựa dẫm vào bất kỳ một người đàn ông nào khác”. Sống ở Giồng Riềng, một huyện ở vùng sâu tỉnh Kiên Giang. Học hết lớp 12, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị Thủy đành gác lại ước mơ trở thành nhà ngoại giao, ở nhà buôn bán với má. Sau khi lấy chồng, chị tiếp tục nghiệp buôn bán vải. Nhưng hôn nhân thất bại, Đoàn Thị Thu Thủy rời quê với 10 triệu đồng trong tay.
“Tôi nhớ mình là người duy nhất đưa con đến trường bằng xe máy, còn lại toàn xe hơi. Điều đó trở thành động lực để tôi cố gắng “cày cuốc”, việc gì cũng dám làm để có tiền mua xe hơi chở con đi học, mua nhà ở Phú Mỹ Hưng để con đi học được gần rồi đón ba má ở quê lên ở cùng”, chị Thủy nói.
“Khoảng thời gian đó tôi đi học những lớp về quản lý, thương lượng đàm phán, giám đốc điều hành, năng lực lãnh đạo, kỹ năng mềm. Ban ngày tôi đi làm, tối vác cặp đi học, thậm chí đến trường rước con rồi đem con tới lớp học”, Đoàn Thị Thu Thủy chia sẻ. Cứ thế trong vòng 4 năm, chị đã đạt được mục tiêu mua xe hơi, mua được căn nhà ở Phú Mỹ Hưng và duy trì việc kinh doanh đến nay cũng hơn 15 năm.
Đam mê nấu nướng
“Hồi mới lên thành phố, khi đi ăn ở các nhà hàng nổi tiếng ở Sài Gòn, tôi cứ mơ một ngày nào đó mình sẽ mở được một nhà hàng để thoả niềm đam mê nấu nướng”, chị Thủy nói. Năm 2015, bước ra từ cuộc thi MasterChef 2014, Đoàn Thị Thu Thủy mở nhà hàng “Bếp nhà xứ Quảng”, đưa những món ăn miền Trung vào một ngôi nhà thân thuộc, ấm cúng.
Chị Thủy không ngại bỏ tiền làm kênh YouTube dạy nấu ăn miễn phí, làm sách. “Tôi muốn lưu giữ lại tất cả những món ăn cho con cháu mình, để thế hệ sau này biết được Việt Nam từng có những món ngon như vậy. Tôi đang ấp ủ xây dựng một nhà hàng Nam kỳ lục tỉnh giới thiệu những món ăn miền Tây Nam bộ. Tôi sẽ đưa nhà hàng trở lại thời kỳ những năm 1960, tái hiện các món ăn từng một thời được người Pháp thưởng thức và những món ăn miền Tây Nam Bộ vào thời điểm đó”, Đoàn Thị Thu Thủy chia sẻ.
Cô Ba xứ Quảng có máu liều
Chị có nhiều biệt danh như “Cô Ba xứ Quảng”, “chị Tư liều”. “Sự liều lĩnh đã giúp tôi gặt hái nhiều thành công nhưng cũng va phải thất bại khi tôi liều nhận công việc mình chưa am hiểu, để rồi phải bán chiếc xe sang trọng đang đi, vay mượn, làm đủ mọi cách để giữ uy tín với các đối tác. Liều sinh con và làm mẹ đơn thân năm 40 tuổi. Liều đầu tư 7 tỷ đồng vào nhà hàng đầu tiên khi mặt bằng cho thuê chỉ có hợp đồng trong hai năm”, Đoàn Thị Thu Thủy chia sẻ.
Tận trong sâu thẳm, chị Thủy biết mình vẫn là một người đàn bà bình thường, yêu gian bếp nhỏ, thích nấu nướng, cắm hoa, làm bánh hơn là ngược xuôi ngoài xã hội. Nhưng chị cũng cám ơn cuộc sống đã cho chị cơ hội đổi đời bằng chính những công việc tưởng chừng như khô cằn đó.
Năm 29 tuổi, Đoàn Thị Thu Thủy vay mượn khắp nơi để có số vốn nhỏ đóng xà lan chở hàng. Không biết hình dáng xà lan thế nào, chị gọi cho 1080 hỏi thăm có nơi nào đóng xà lan và tìm được một xưởng đóng tàu uy tín. Từ khi bắt đầu làm xà lan chở gạo xuất khẩu, chị Thủy lên Sài Gòn nhiều hơn. Nhiều đêm trăn trở, chị quyết định thay đổi cuộc đời vì không chấp nhận một cuộc sống tẻ nhạt, trói buộc đời mình vào miền quê yên tĩnh.
Nhiều người nhận xét Đoàn Thị Thu Thủy có máu liều
Phải là đại gia của chính mình
Khi từ miền tây lên Sài Gòn lập nghiệp năm 30 tuổi, chị Đoàn Thị Thu Thủy từng có nhiều đàn ông theo đuổi nhưng chị đã nói không. “Tôi không phải là hoa hậu, lại còn có một đứa con, nên tôi phải là đại gia của chính mình chứ không thể dựa dẫm vào bất kỳ một người đàn ông nào khác”. Sống ở Giồng Riềng, một huyện ở vùng sâu tỉnh Kiên Giang. Học hết lớp 12, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị Thủy đành gác lại ước mơ trở thành nhà ngoại giao, ở nhà buôn bán với má. Sau khi lấy chồng, chị tiếp tục nghiệp buôn bán vải. Nhưng hôn nhân thất bại, Đoàn Thị Thu Thủy rời quê với 10 triệu đồng trong tay.
“Tôi nhớ mình là người duy nhất đưa con đến trường bằng xe máy, còn lại toàn xe hơi. Điều đó trở thành động lực để tôi cố gắng “cày cuốc”, việc gì cũng dám làm để có tiền mua xe hơi chở con đi học, mua nhà ở Phú Mỹ Hưng để con đi học được gần rồi đón ba má ở quê lên ở cùng”, chị Thủy nói.
“Khoảng thời gian đó tôi đi học những lớp về quản lý, thương lượng đàm phán, giám đốc điều hành, năng lực lãnh đạo, kỹ năng mềm. Ban ngày tôi đi làm, tối vác cặp đi học, thậm chí đến trường rước con rồi đem con tới lớp học”, Đoàn Thị Thu Thủy chia sẻ. Cứ thế trong vòng 4 năm, chị đã đạt được mục tiêu mua xe hơi, mua được căn nhà ở Phú Mỹ Hưng và duy trì việc kinh doanh đến nay cũng hơn 15 năm.
“Hồi mới lên thành phố, khi đi ăn ở các nhà hàng nổi tiếng ở Sài Gòn, tôi cứ mơ một ngày nào đó mình sẽ mở được một nhà hàng để thoả niềm đam mê nấu nướng”, chị Thủy nói. Năm 2015, bước ra từ cuộc thi MasterChef 2014, Đoàn Thị Thu Thủy mở nhà hàng “Bếp nhà xứ Quảng”, đưa những món ăn miền Trung vào một ngôi nhà thân thuộc, ấm cúng.
Chị Thủy không ngại bỏ tiền làm kênh YouTube dạy nấu ăn miễn phí, làm sách. “Tôi muốn lưu giữ lại tất cả những món ăn cho con cháu mình, để thế hệ sau này biết được Việt Nam từng có những món ngon như vậy. Tôi đang ấp ủ xây dựng một nhà hàng Nam kỳ lục tỉnh giới thiệu những món ăn miền Tây Nam bộ. Tôi sẽ đưa nhà hàng trở lại thời kỳ những năm 1960, tái hiện các món ăn từng một thời được người Pháp thưởng thức và những món ăn miền Tây Nam Bộ vào thời điểm đó”, Đoàn Thị Thu Thủy chia sẻ.
Cô Ba xứ Quảng có máu liều
Chị có nhiều biệt danh như “Cô Ba xứ Quảng”, “chị Tư liều”. “Sự liều lĩnh đã giúp tôi gặt hái nhiều thành công nhưng cũng va phải thất bại khi tôi liều nhận công việc mình chưa am hiểu, để rồi phải bán chiếc xe sang trọng đang đi, vay mượn, làm đủ mọi cách để giữ uy tín với các đối tác. Liều sinh con và làm mẹ đơn thân năm 40 tuổi. Liều đầu tư 7 tỷ đồng vào nhà hàng đầu tiên khi mặt bằng cho thuê chỉ có hợp đồng trong hai năm”, Đoàn Thị Thu Thủy chia sẻ.
Tận trong sâu thẳm, chị Thủy biết mình vẫn là một người đàn bà bình thường, yêu gian bếp nhỏ, thích nấu nướng, cắm hoa, làm bánh hơn là ngược xuôi ngoài xã hội. Nhưng chị cũng cám ơn cuộc sống đã cho chị cơ hội đổi đời bằng chính những công việc tưởng chừng như khô cằn đó.
TimvieclamMyWork
Post a Comment