Header Ads

Lương mãi thấp với 5 lý do cốt lõi này!

Nỗ lực làm việc, cống hiến hết sức lực nhưng vẫn không được tăng lương. Vậy đâu là nguyên do dẫn đến hệ quả này? Bạn có thật sự tò mò và lo lắng cho tương lai sự nghiệp của mình hay không?
Điều này thật khó khăn, đặc biệt là khi bạn rất trông chờ vào khoản thu nhập thêm. Không được tăng lương khiến bạn cảm thấy hoang mang về hiệu quả công việc và cả về sự nghiệp của mình. Nhưng trước khi bạn tự đắm mình vào hố sâu của sự chán nản, hãy lùi lại một bước và tìm hiểu tại sao bạn vẫn chưa được nâng lương. Dưới đây là một số khả năng có thể khiến bạn chưa được nâng lương, và không phải mọi khả năng đều vì biểu hiện trong công việc của bạn.

> 3 câu chuyện phải chuẩn bị kỹ trước bất kỳ cuộc phỏng vấn nào
> Lương mãi thấp với 5 lý do cốt lõi này!
> 4 kiểu ứng viên bị loại ngay vòng phỏng vấn tìm việc làm


1. Bạn không hề hỏi

Nếu bạn không tự yêu cầu tăng lương thì sẽ không có một ai chủ động tăng lương cho bạn ngoài trừ trường hợp bạn thật sự giỏi và bạn vừa cống hiến thật xuất sắc cho một dự án nào đó. Đối với nhiều nhân viên văn phòng, việc yêu cầu được nâng lương khiến họ cảm thấy không thoải mái; họ sợ bị bác bỏ hoặc sợ sếp của họ sẽ cảm thấy họ là người tham lam. Tuy vậy, bạn nên nỗ lực, tạo ra kết quả và mạnh dạn đề nghị với sếp những quyền lợi bạn mong muốn đạt được. Mặc dù nhiều công ty rất quan tâm đến nhân viên và thưởng cho những đóng góp của nhân viên bất cứ khi nào có thể, họ vẫn đặt vấn đề chi phí và lợi nhuận lên hàng đầu. Nếu bạn không dứt khoát yêu cầu được nâng lương, sếp của bạn sẽ cho rằng bạn đã thỏa mãn với mức lương hiện tại.

Hướng giải quyết: Rất đơn giản, tự đưa ra một yêu cầu được nâng lương, hơn thế nữa, để yêu cầu này được chấp nhận hãy chuẩn bị những minh chứng kết quả mà bạn đã làm được và tư tin 100% vào lời đề nghị tăng lương của mình.

2. Bạn chỉ hoàn thành tốt công việc của mình

Có thể bạn luôn có mặt đúng giờ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và ra về đúng giờ. Nhưng như thế chỉ dừng lại ở mức nhân viên bình thường, không phải xuất sắc. Nhân viên bình thường thì lương cũng nằm ở mức bình thường. Điều này không có nghĩa là bạn đã làm được điều gì đó xứng đáng để sếp có thể xem xét tăng lương cho bạn. Những nhân viên xuất sắc là những nhân viên thường đi sớm về khuya nếu cần thiết, hoàn thành không những chỉ nhiệm vụ của mình mà còn hỗ trợ người khác với công việc của họ, bên cạnh đó luôn sáng tạo và đóng góp những ý kiến mới cho tập thể.Những nhân viên xuất sắc là người sẵn sàng bỏ ra nhiều thời gian hơn để đầu tư một dự án nào đó, họ chủ động, sáng tạo, đề xuất ý kiến, dự án, ý tưởng mới cho bất cứ vấn đề nào của công ty. Đôi khi những ý kiến đó không được chấp nhận và chưa có kết quả tốt nhưng cũng thể hiện rằng họ đã nỗ lực và cố gắng

Hướng giải quyết: Đừng chỉ làm việc “đủ” mà hãy làm việc “xuất sắc”. Nó có thể không khiến bạn được nâng lương ngay lập tức, nhưng qua một thời gian nếu bạn luôn cố gắng, bạn sẽ nhận được kết quả tương xứng.

3. Bạn đưa ra những lý do quá cá nhân

Đừng đưa ra bất cứ lý do nào cho mục đích đòi tăng lương của bạn, đặc biệt nó chỉ là những lý do cá nhân. Bởi vì sẽ không có nhà tuyển dụng] quan tâm đến những lý do như vậy. Họ chỉ trả lương cho bạn đúng với những gì bạn cống hiến cho công ty, không phải đáp ứng với những nhu cầu của bạn. Kinh nghiệm, năng lực, kỹ năng là những yếu tố có thể giúp bạn đạt được mục đích tăng lương của mình.

Hướng giải quyết: Đừng đưa ra những lý do cá nhân. Vấn đề không phải là bạn cần tiền, mà là bạn có xứng đáng với mức lương đó hay không. Và chỉ có thể chứng minh điều đó qua thực tế.

4. Bạn không cho người khác thấy được những thành tích của mình

Bạn đã làm việc rất chăm chỉ trong suốt một năm qua, nhưng nếu bạn không cho sếp và đồng nghiệp thấy được những thành tích bạn đạt được, thì cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bạn không được tăng lương.

Hướng giải quyết: chuẩn bị sẵn những tài liệu và con số cụ thể để chứng mình cho nhà tuyển dụng những thành tích bạn đạt được. Thay vì chỉ nói suông rằng “Tôi đã viết được nhiều bài đăng tốt”, hãy nói “Tôi viết được 100 bài đăng, những bài viết này đã thu hút được hơn 30% lượt người xem”.

5. Bạn không phải là một thành viên tích cực

Nếu bạn có thói quen hay than phiền hoặc lan truyền những điều tiêu cực trong nội bộ công ty, bạn sẽ không được nhà tuyển dụng xem trọng cho dù bạn có hoàn thành tốt công việc của mình như thế nào đi nữa. Công ty muốn đãi ngộ những nhân viên có thể đóng góp tích cực cho tập thể, làm tập thể tốt hơn chứ không phải xấu đi.

Hướng giải quyết: biến những điều tiêu cực thành tích cực. Thay vì than phiền, hãy suy nghĩ xem làm cách nào để hỗ trợ đồng nghiệp khắc phục hậu quả, làm tình hình trở nên tốt hơn. Công nhận thành tích của những đồng nghiệp khác và học tập từ họ.

Một khi bạn đã hiểu được lý do tại sao mình không được nâng lương, mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Nó giúp bạn biết mình cần phải làm gì trong giai đoạn tiếp theo để cải thiện tình hình.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.